x

Các giải pháp vệ sinh tháp giải nhiệt tối ưu nhất

27/06/2024
Tháp giải nhiệt, một trong những thiết bị quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp. Nếu không được làm sạch đều đặn, tháp giải nhiệt dễ bị cặn bẩn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất. Do đó, việc vệ sinh tháp giải nhiệt là một bước quan trọng không thể thiếu. Để xử lý cặn bẩn trong tháp giải nhiệt một cách hiệu quả nhất, cần phải tuân thủ đúng phương pháp và quy trình khoa học. Trong bài viết này, hãy cùng VG Tech tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, tác hại và các biện pháp xử lý cặn bẩn trong tháp giải nhiệt một cách hiệu quả nhất.

giải pháp vệ sinh tháp giải nhiệt tối ưu

1. Nguyên nhân và tác hại của cặn bám trong hệ thống giải nhiệt

1.1. Đặc điểm của cặn bám trong tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt là nơi có tỉ lệ tích tụ cặn bẩn cao, chỉ đứng sau hệ thống nước thải trong các nhà máy và tòa nhà. Cặn bẩn gây ra nhiều tổn hại không chỉ cho tháp giải nhiệt mà còn cho toàn bộ hệ thống, trong đó bộ trao đổi nhiệt là bị ảnh hưởng nhiều nhất.

– Gây mất hiệu suất truyền nhiệt, tắc nghẽn và gây trở ngại cho quá trình sản xuất.

– Gây hư hại nhanh chóng cho hệ thống do sự ăn mòn của cặn bẩn.

– Chứa hệ vi khuẩn Legionella gây hại cho sức khỏe và môi trường.

– Lớp bùn sinh học gồm tảo, bùn, vi sinh và cặn mềm, sau đó biến thành cặn cứng gây hư hại cho tấm tản nhiệt, thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của tháp. 

– Có nhiều trường hợp vệ sinh không hiệu quả hoặc phải thay tấm tản nhiệt, làm tăng chi phí bảo trì.

cặn bẩn trong tháp giải nhiệt 

Cặn bẩn trong tháp giải nhiệt

1.2. Cách tránh hoặc hạn chế cặn bám tháp giải nhiệt

– Lựa chọn tháp giải nhiệt gió (air chiller) để không phải lo lắng về vệ sinh phần nước. Tuy nhiên, vẫn cần vệ sinh các tấm tản nhiệt do bụi từ không khí. Đây chỉ phù hợp cho những nơi có năng suất nhỏ do đòi hỏi chi phí đầu tư cao và diện tích lắp đặt lớn.

– Xử lý nước trước khi vào tháp, tùy theo thành phần trong nước có các yếu tố tích lũy nguy hại. Tham khảo các dòng máy xử lý nước cho tháp giải nhiệt, ví dụ như máy Coolinger.

– Sử dụng hóa chất xử lý cặn bẩn trong tháp giải nhiệt để ngăn ngừa sự tích tụ cặn bẩn.

– Cần có bể lắng lớn cho tháp giải nhiệt có chất dinh dưỡng cao như nhà máy đường hoặc tháp giải nhiệt có nhiều cặn bẩn từ nhà máy thép. Bên cạnh đó, cần tách dầu ra khỏi hệ thống giải nhiệt trực tiếp của các nhà máy thép.

– Lọc các chất bẩn lơ lửng trong tháp, trong đó việc lọc cát là phổ biến, đơn giản và dễ vận hành nhất.

1.3. Lợi ích của việc vệ sinh cáu cặn cho tháp giải nhiệt

– Tránh tắc nghẽn, đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục và đủ công suất.

– Tránh sự tích tụ cặn bẩn trong tấm tản nhiệt. Khi tích tụ quá nhiều, việc vệ sinh trở nên khó khăn và dẫn đến hư hại nặng phải thay thế. 

– Ngăn ngừa sự ăn mòn và kéo dài tuổi thọ của hệ thống.

– Tránh tổn thất nhiệt. 

– Kiểm soát hiệu quả vi khuẩn Legionella.

2. Cách xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt

Nếu không quản lý tốt dẫn đến tháp giải nhiệt bị cặn nhiều, dù là cặn mỏng Silicat thì việc xử lý cũng không hề đơn giản. Có nhiều cách để xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt, gồm:

2.1. Xịt bằng bơm cao áp định kỳ cho các tấm tản nhiệt

Phương pháp này đơn giản nhưng chỉ hiệu quả khi lượng bẩn ít và mềm. Đa số tháp giải nhiệt chỉ áp dụng phương pháp này khi sử dụng hóa chất bảo trì. 

2.2. Xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt bằng hóa chất

Sử dụng hóa chất phù hợp với tính chất của cặn bám, tuần hoàn hệ thống từ 2-8 giờ, sau đó xả ra và sử dụng bơm cao áp để xịt sạch lại tấm tản nhiệt. Phương pháp này đơn giản nhưng chỉ áp dụng cho các hệ thống nhỏ.

2.3. Chỉ vệ sinh tấm tản nhiệt bằng hóa chất

– Vệ sinh tại chỗ: Cho hóa chất xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt phù hợp đã được tính toán vào từng tháp riêng. Sau đó, tuần hoàn bằng bơm ngoài để đảm bảo hóa chất tiếp xúc toàn bộ các tấm tản nhiệt từ 2 – 8 giờ. Cuối cùng, xịt lại bằng nước.

– Tháo tấm tản nhiệt để vệ sinh:

Phương pháp xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt này rất hiệu quả, nhưng tốn kém thời gian và không gian. Lưu ý: Việc tháo và lắp lại phải cẩn thận đúng vị trí ban đầu.

Cách thực hiện: Ngâm từng tấm tản nhiệt vào bồn đã pha sẵn hóa chất phù hợp từ 5 – 30 phút theo mức độ và tính chất của loại cặn bám. Sau đó, mang ra ngoài xịt lại bằng nước.

2.4. Sử dụng máy Coolinger cho tháp giải nhiệt

Vệ sinh tháp giải nhiệt không cần dùng hóa chất

Công nghệ Coolinger trong hệ thống lọc nước của Máy Coolinger giúp làm sạch tảo, cặn, vi khuẩn trong tháp giải nhiệt mà không cần dùng đến hóa chất.

Nguyên lý hoạt động của máy dựa trên đặc tính của nước Ozone.

Nước ozone không có đặc tính tồn dư nên không phát sinh vi khuẩn kháng thuốc, có tác dụng chống rỉ sét, tẩy cặn bẩn trong đường ống, diệt tảo, chống cáu cặn.  

Nguyên liệu khí ozone của CoolingerTM được tạo ra từ oxy nồng độ cao bằng cách loại bỏ nitơ trong không khí và ozone (không sử dụng hóa chất) đã khử mùi, khử màu và khử trùng, nên không gây tổn hại gì cho môi trường. 

Vì không có vật tư tiêu hao nên cũng có thể góp phần giảm thiểu chất thải.

Khi bơm ozone vào, vi sinh vật và vi khuẩn bám dính sẽ bị tiêu diệt tận gốc. Giải phóng các chất vô cơ. Nước ozone được chuyển thành các bọt khí Micro-nano nên nồng độ có thể được duy trì trong một thời gian dài mà hầu như không có chất thải ozone.

Giải pháp vệ sinh tháp giải nhiệt tối ưu không cần sử dụng hóa chất bằng cách lắp đặt máy Coolinger ngay hôm nay.

Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt – VG Tech là đại lý phân phối chính thức sản phẩm Coolinger tại Việt Nam. Suốt trong quá trình phát triển, VG Tech luôn hoạt động với tôn chỉ đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi đảm bảo 100% cung cấp sản phẩm chính hãng, đúng giá và bảo hành tốt nhất.

------------

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty TNHH Thương mại và công nghệ Quốc tế Việt (VG Tech)

Head Office: Tầng 5, Tòa nhà Hòa Xá, 360 Nguyễn Lương Bằng, phường Thanh Bình, TP Hải Dương. 

Điện thoại: 0220 6529 526 - 0964.658.958

Email: vgtechcom@vgtech.com.vn

Website: https://vgtech.com.vn

2.05413 sec| 868.102 kb